Sau khi chết ta nên địa táng hay hỏa táng?
Theo phong tục Việt Nam hiện nay tang lễ có 2 cách thực hiện: Hỏa táng và Địa táng
Tùy vào nhu cầu của từng gia đình và ý nguyện của người sắp mất mà có cách lựa chọn phù hợp:
Từ xưa đến nay, ông cha ta để lại việc tổ chức tang lễ chôn cất địa táng theo phong tục cổ truyền vẫn được lưu truyền cho đến nay. Tính ưu việt của địa táng là sau 10 năm con cháu lại được làm việ báo hiếu cho người quá cố bằng việc cất mộ, tắm rửa di cốt cho người thân của mình.
Thời gian gần đây nước ta có du nhập hình thức tổ chức tang lễ hỏa táng cho người mất. Ưu điểm của hỏa táng là sau khi được hỏa táng người mất được nhập bình tro, tiểu quách để xây lăng mộ luôn. Như vậy sẽ vệ sinh sạch sẽ, giảm thiêu ô nhiễm môi trường, tiện gọn cho gia đình
Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào cuộc đời và hơn thế nữa giải quyết được vấn đề đất, người sống sẽ không phải lo thiếu đất.
Từ xa xưa đến giờ, nhân loại chúng ta xử lý thân xác khi tắt thở thì có nhiều hình thức xử lý, có dân tộc họ thủy táng, dân tộc ta từ trước tới nay thì địa táng, chôn xuống đất, có nơi họ hỏa táng như Ấn Độ, phương Tây cũng hỏa táng rất nhiều, cũng có nơi họ thú táng, điểu táng, tức quăng xác cho chim, cho thú ăn, có nơi thì không táng, họ treo xác lên trên cây… có nơi lại ướp xác như ở Ai Cập.
Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?
Vậy sau khi chết, chúng ta nên chôn xác hay thiêu xác? Theo quan điểm nhà Phật rất rõ ràng, cái thấy biết của nhà Phật, một chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn. Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.
Nhà Phật coi thân xác như chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ ra, cho nên trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”. Khi chúng ta học Phật cũng phải quan niệm về thân này như vậy, thân này không phải là của mình, không phải là chính mình, trước hết là của cha mẹ cho mình mượn, chúng ta mượn máu huyết của cha mẹ, sau đó ra đời mượn đất nước đắp vào. Đến lúc chết rồi thì phải trả lại.
Khi một người chết thì ta nên xử lý thế nào? Theo tập tục truyền thống của dân tộc ta là đem chôn, nó trở thành một truyền thống. Trong những năm gần đây thì hình thức hỏa táng sau khi chết khá phát triển, và rất nhiều gia đình tiến bộ, nhiều người tiến bộ tự nguyện ghi di chúc cho con cháu sau khi chết hãy đem đi hỏa táng, và nhiều gia đình hỏa táng rất yên ổn, không có vấn đề gì. Nhưng cũng có gia đình gặp những chuyện bất an sau khi hỏa táng.
Nhà Phật coi thân xác như chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ ra, cho nên trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”.
Nhà Phật coi thân xác như chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ ra, cho nên trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”.
Khi chúng ta giải quyết phần tâm linh không tốt, khiến cho vong linh chấp trước, phần thần thức mến tiếc thân xác đó, họ cảm thấy mình nóng, cũng giống như chiếc đồng hồ rơi xuống đất, ai đó lấy chân di đi thì bản thân ta thấy tiếc, thấy đau, vì đó là chiếc đồng hồ của ta. Thân xác cũng vậy, nếu mang vào lò thiêu thì thần thức sẽ thấy rất nóng, đó là sự chấp trước, do tâm chấp trước sinh ra.
Chết là lẽ đương nhiên
Để xử lý tốt việc này, đối với người trước khi mất, chúng ta phải khai thị, nói cho người đó rõ quan niệm về thân, thần thức với thân có thể rời nhau để họ không chấp vào thân, hoặc người đó giác ngộ, họ tự nguyện rằng sau chết sẽ chấp nhận hỏa táng hoặc chúng ta có thể khai thị cho người đó để họ giác ngộ trước khi chết, hoặc khi người đó mất rồi, chúng ta sẽ khai thị cho vong linh, để cho vong linh không chấp trước vào thân đó nữa thì không vấn đề gì cả.
Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi vì dân tộc Việt đã từ lâu quen với tập tục chôn sau khi chết, cho nên chúng ta phải giải quyết khâu tư tưởng này trước đối với người sống và đối với vong linh đều phải khai thị. Thì sẽ rất tốt và không có vấn đề gì xảy ra. Nhiều người quan niệm sau khi chết sẽ thấy nóng và về báo mộng thì không phải thế, đó là khi vong linh chấp trước vào thân xác, sau khi được giác ngộ, được hiểu thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra.
Xóa đi sự cách biệt giữa sống và chết
Đức Phật của chúng ta cũng được các chúng đệ tử đưa đi hỏa táng. Các vị Thánh tăng trước đây cũng hỏa táng, hỏa táng rất sạch sẽ, văn minh, chúng ta không phải lấp xuống, đào lên. Khi hỏa táng, vong linh sẽ không chấp trước vào thân xác, và khi hỏa táng, vong linh rất dễ siêu thoát. Còn khi chúng ta địa táng, xây mồ mả đẹp thì vong linh lại chấp trước vào đó thì sẽ rất khó siêu thoát. Hỏa táng giúp cho người sống xem nhẹ thân này, và thấy được thân này rất giả tạm, chúng ta không bị chấp mắc vào cuộc đời và hơn thế nữa giải quyết được vấn đề đất, người sống sẽ không phải lo thiếu đất. Đức Phật làm điều gì cũng đều biết trước, Ngài là tấm gương về việc hỏa táng. Cho nên chúng ta nên hỏa táng, bản thân vong linh cũng rất lợi ích, người sống cũng rất nhàn hạ.
1 - Địa táng: gồm có 2 loại:
- Một loại chôn cất xuống đất vĩnh viễn, trừ phi "mả động", nghĩa là khi trong gia đình xảy ra biến cố gì bất trắc như có người đau nặng, mất mùa, cửa nhà sa sút, chết bất đắc ky tử... sau khi chon thì người ta mới phải cải táng.
- Một loại chôn tạm xuống đất một thời gian nhất định (tuỳ theo tập tục quy định), sau thời gian quy định phải cải táng, tức là lấy xương cốt còn lại đem chôn lại nữa ở chỗ khác hay địa điểm cũ, lần này mới chôn vĩnh viễn”. Hình thức này có ở Việt Nam từ rất lâu đời có trong nền văn hóa cổ Sa Huỳnh, Đông Sơn miền Trung.
Các loại áo quan dùng theo hình thức này đều là loại nắp tròn, gỗ tốt. Nơi địa táng của người Việt hiện nay thường là ở đất của gia đình hay các nghĩa trang, hoa viên.
VD: hoa viên Bình Dương, hoa viên Gò Đen (Tp.HCM)
2- Hỏa táng
Còn gọi hoả thiêu. Đốt cháy người chết thành tro (dùng gỗ, dầu mazut, dầu hoả, khí đốt; dùng điện là tốt nhất); tro của hài cốt tuỳ theo phong tục của cộng đồng mà cho vào bình kín để thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa, vv. hoặc để ở một nơi công cộng hoặc theo nguyện vọng của người quá cố (ví dụ như rải ngoài thiên nhiên).
Ở Việt Nam, trước đây tục hỏa táng chủ yếu ở người Khơ Me theo đạo Phật. Mỗi phum, sóc người Khơ Me có nơi hỏa táng riêng, nhiên liệu chủ yếu là củi. Trước khi hỏa táng, người ta tiến hành những nghi thức có tính tôn giáo nhằm đưa hồn người chết về thế giới bên kia.
Các loại áo quan theo hình thức này thường nhẹ và giá thấp hơn hình thức địa táng. Hiện nay người mất Tp.HCM được hỏa táng chủ yếu tại Lò thiêu Bình Hưng Hòa và Lò thiêu Đa Phước. Sau khi hỏa táng, tro cốt sẽ được cho vào hũ để gia đình đem về nhà, gửi vào chùa hoặc rải đi theo nguyện vọng của thân nhân người mất.