Trong tang lễ một nghi thức không thể thiếu đó là nhạc hiếu, hay nhạc đám ma. Từ xưa đến nay dân gian đã có câu: “Sống dầu đèn, chết kèn trống!” nhằm coi đó là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người. Cùng với đó, việc sử dụng nhạc lễ trong đám tang cũng mang một ý nghĩa sâu sắc khi tiễn đưa linh hồn của người đã khuất về cõi vĩnh hằng một cách thanh thản, nhẹ nhàng. Có nhiều loại nhạc lễ được dùng trong đám tang, tựu chung lại thực chất có hai loại nhạc đám: Lễ nhạc và tân nhạc. Lễ nhạc là nhạc truyền thống gồm: trống kèn, đàn kim, đàn cò… Tân nhạc thì chơi kèn Tây.
Đội nhạc hiệu bát âm tang lễ TP Vinh Nghệ An
NHẠC NAM
- Người miền Nam sử dụng “Nhạc Nam” làm nhạc lễ, thường ban nhạc đến ăn ngủ tại nhà tang chủ. Khi có người đến viếng, ban nhạc sẽ đánh trống lên giữ nhịp cho khách cúng lạy. Ngoài ra ban nhạc còn chơi các bản tân nhạc, cổ nhạc… vào thời gian tùy theo yêu cầu của khách.
- Một ban nhạc Nam ngày nay thường có bốn người, sử dụng cùng lúc nhiều nhạc cụ như: Đàn bầu, đàn ghita, trống, bộ gỏ… Có nơi nhất là ở ngoại thành ban nhạc có nhiều thành viên hơn. Chi phí cho một ban nhạc Nam thường được tính theo đơn vị là “Ngọ”, một “Ngọ” được hiểu là thời gian từ giờ ngọ (12 giờ trưa) hôm nay đến giờ ngọ ngày hôm sau (24 giờ). Ban nhạc thường chỉ phục vụ từ 7h sáng đến khoảng 22h tối (khách hàng có thể yêu cầu ban nhạc phục vụ thêm giờ).
NHẠC BẮC
- Tương tự, người miền Bắc sử dụng “Nhạc Bắc” làm nhạc lễ nhưng ban nhạc sẽ chơi theo âm điệu phương Bắc. Cơ cấu ban nhạc Bắc cũng giống như nhạc Nam, tuy nhiên cách làm việc của họ có vài điểm khác biệt: Ban nhạc chỉ phục vụ từ 7h sáng đến khoảng 22h tối. Sau đó họ về nhà, sáng hôm sau mới quay lại.
NHẠC TÂY
- Ban nhạc Tây gồm khoảng 7 đến 10 người (tùy theo yêu cầu của gia chủ) gồm các nhạc cụ theo kiểu phương tây: Trống lớn, trống nhỏ, vài loại kèn… tạo thành những tiếng nhạc vang rất xa. Ban nhạc Tây chỉ đến nhà, chơi nhạc trong một khoảng thời gian ngắn, thường không ở lại phục vụ suốt như các ban nhạc khác. Bạn có thể yêu cầu nhạc Tây đến vào thời điểm “Nhập Liệm”, lúc Thông gia hoặc dâu rể điếu tế…nhưng thông thường người ta sử dụng Nhạc Tây trong Lễ Động Quan và Lễ An Táng. Chi phí cho Ban nhạc tùy theo địa điểm tổ chức, khoảng cách từ nhà quàn đến nơi An Táng.
Ngoài ra, còn có các ban nhạc phục vụ cho gia đình các dân tộc khác, trong đó phải kể đến các ban nhạc người Hoa (Ban áo đỏ, Ban áo xanh…). |