Dịch vụ Mai Táng Nghệ An xin giới thiệu sơ lược về Quy Trình Đám Tang Phật Giáo khi gia đình có hữu sự để quý khách tham khảo. Với tiêu chí phù hơp với tín ngưỡng, phong tục tập quán, xu thế xã hội hiện nay và đặc biệt là vẫn đảm bảo sự nghiêm trang, tiết kiện cho gia đình.
+ Các gia đình theo Phật giáo thường rất tin tưởng vào những nhà Sư. Ngay từ lúc gia đình có người đang hấp hối, nếu thời gian kéo dài quá lâu, người ta đã có thể mời Thầy đến tận nhà tụng kinh, cầu mong cho người bệnh sớm được ra đi cho nhẹ nhàng, thanh thản.
.+ Khi gia đình có hữu sự, người ta mời các Sư đến nhà làm các lễ nhập liệm, lễ thần phục, lễ cúng cơm, lễ động quan, lễ hạ huyệt hoặc vô lò hỏa táng..., lễ mở cửa mã, lễ cúng thất...Quan niệm của những người người theo đạo Phật là mong rằng nhờ vào các câu kinh phật của các nhà Sư tài đức mà linh hồn người thân mau chóng được siêu thóat, tiêu diêu miền cực lạc.
+ Các bạn lưu ý là thường thì các Sư đang tu trong chùa không " tụng " kinh và cúng kiếng đám tang thành thạo, có bài bản như các Thầy tụng. Thầy tụng chuyên cúng đám tang...không chính thức tu ở chùa, có thể ăn mặn và có thể có vợ. Tuy nhiên, các Sư trong chùa thì có tài đức hơn các thầy tụng.
Quy Trình Đám Tang Phật Giáo
I. Những việc cần làm khi người thân sắp lâm chung
* Trường hợp ở nhà:
1.Tắm rửa vệ sinh: dùng những động tác hết sức nhẹ nhàng tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho người thân.Treo hình/tượng Phật/Bồ Tát ở vị trí người thân có thể nhìn thấy và cúng dường hương hoa.
2.1 Người thân tinh thần còn minh mẫn:
Đây là trường hợp tốt lành vì người thân sắp lâm chung đã tu căn lành từ trước, có phước báo đầy đủ nên dù lúc lâm chung tinh thần còn rất sang suốt và tỉnh táo có thể biết trước “ Trị Thiên Mệnh” < giờ phút ra đi>.Con cháu hãy ngồi cạnh người thân nghe dặn dò, gửi gắm. Việc làm được ngày thì lập tức làm và báo cáo cho người thân biết đã hoàn thành, việc nào phải hứa hẹn thì nhất định phải quyết tâm làm cho bằng được và an ủi người thân an long nhắm mắt đừng lo nghĩ. Sau đó khuyên người thân mắt nhìn về hình/tượng Phật/Bồ Tát mà niệm phật hiệu, tập trung không bị phân tán tinh thần.
Nếu là Phật tử thì thì niệm chú vãng sanh thế giới cực lạc, trước đó người nhà nên liên hệ đạo trường nơi phật tự tu tập để mời ban hộ niệm đến trợ niệm cho người thân được vãng sanh cực lạc.
2.2 Người thân tinh thần đã hôn mê:
Gia đình niệm chú vãng sanh cực lạc cho đến người thân ra đi. Hoặc mời ban hộ niệm đến trợ niệm.
2.3 Người thân tinh thần bấn loạn, hốt hoảng, kêu la tham thiết:
Đây là nghiệp báo do lúc sinh thời vướng vào hoặc ít nhiều đã tạo ác nghiệp mà không làm được việc phước đức hướng về chánh đạo hoặc có làm nhưng chưa được giải nghiệp oan … Gặp trường hợp này, gia đình cần hết sức bình tĩnh vì người thân mà phát tâm từ bi thương xót tất cả mọi loài, đứng trước hình/tượng Phật/Bồ Tát niệm chú : Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát ( 108 biến đến 10,000 biến), đồng thời cúng dường hương hoa.
* Trường hợp ở Bệnh viện
Nếu bác sĩ kết luận người thân không qua khỏi, việc thở oxy chỉ để kéo dài thêm đôi chút, gia đình nên xin cho người thân xuất viện về nhà để lo hậu sự. Trong lúc niệm phật quan sát thấy người thân có thể lắng nghe và niệm theo thì trong lúc này từ từ, nhẹ nhàng gỡ bỏ ống oxy để người thân ra đi theo các tự nhiên. Vì trong lúc đang nghĩ về Phật mà được ra đi lúc đó là tốt nhất
Nếu người bệnh đưa về nhà mà tinh thần mê man không còn biết gì thì gia đình nên ngưng oxy để cho người thân ra đi nhẹ nhàng
II. Lúc lâm chung
1. Niệm danh hiệu Phật/Bồ Tát: bĩnh tĩnh, nén đau thương, nhập tâm đồng lòng niệm lớn danh hiệu Phật/Bồ Tát, hồi hướng công đức niệm Phật cho người thân và tất cả chúng sanh
2. Ghi lại ngày giờ mất của người thân. ( Liên hệ chùa để xem ngày giờ tẩn liệm, động quan)
3. Tắm rửa vệ sinh:dùng những động tác hết sức nhẹ nhàng tắm rửa bằng rượu hay trà, thay đồ và mặc them bộ đồ Lục phù bên ngoài. (Người nhà tự thực hiện hoặc gọi Dịch Vụ Mai Táng đến thực hiện)
4. Đặt thi thể tại gian nhà trước.Đầu hướng nhìn ra cửa hoặc đầu hướng về hướng Bắc – hướng Phật Thích Ca nhập niếp bàn.
5. Sắp xếp thi thể ngay ngắn, đặt nải chuối xanh lên bụng, đặt cái bàn nhỏ phía đầu thi thể để bày lên 3 chén cơm, 1 quả trứng luộc(hoặc 1 chén cơm úp và đặt quả trứng luộc lên trên chén cơm), 4 cây đèn cầy 4 góc thi thể, không đốt nhang cho đến khi nhập liệm, không xịt dầu thơm vào thi thể.
6. Tẩm dầu hôi ở bốn góc
7. Liên hệ Dịch Vụ Mai Táng
8. Liên hệ chùa hoặc nhờ Dịch Vụ Mai Táng để xem ngày giờ tẩn liệm, động quan
9. Thỉnh chư tăng, ni, ban hộ niệm. ( hoặc nhờ Dịch Vụ Mai táng)
10. Chọn Nghĩa Trang (nếu an táng – chôn cất)
11. Chuẩn bị di ảnh kích thước 25X30
12. Thông báo bà con, xóm giềng, bạn bè gần xa
13. Sổ ghi nhớ khách viếng
14. Giấy báo tử, chứng tử
15. Họp gia đình, phân công công việc: người chủ tang, người tiếp khách viếng, người ghi chép, người thủ quỹ v.v…
III. Nhập liệm
1. Chuẩn bị
– 2 bộ bình bông, 2 bộ dĩa trái cây ( cúng bàn Phật và bàn Vong), chuẩn bị cơm canh, đồ chay ( nhập liệm xong, Thầy sẽ cúng đất đai và cúng linh)
– 1 cái bàn làm bàn thờ vong
– Chuẩn bị quần áo người mất để vào áo quan
– Trao đổi với Thầy về danh sách tên tuổi con cháu để làm lễ phát tang và cúng kinh cầu siêu
2. Nhập Liệm
– Con cháu có mặt đầy đủ (ai kỵ tuổi phải tránh mặt, nếu là phật tử thì không cần), chắp tay thành tâm hướng về Phật Pháp cầu cho người thân đã mất được siêu sanh về cõi cực lạc. Thầy làm lễ khai kinh bách Phật, đọc chú tẩy uế cho người mất, đọc chú đại bi, bát nhã tâm kinh, chú vãng sanh, và niệm Phật hiệu
– Đúng giờ nhập liệm, anh em đạo tỳ tiến hành tẩn liệm. Thi thể được đưa vào áo quan, đắp vải liệm, ướp trà khô, bông lài khô.
– Trước khi đóng nắp quan tài, con cháu quỳ trước đầu hòm lại 4 lạy
– Đóng nắp quan tài và trang trí.
IV. Phát Tang
Con cháu có mặt đầy đủ quỳ trước bàn thờ linh. Thầy làm lễ phát tang. Sau khi mặc đồ tang xong, con cháu quỳ tiếp để thầy cúng kinh và cúng cơm cho hương linh.
V. Thời gian diễn ra lễ tang
– Phân công người chủ tang, người tiếp khách, người lạy trả lễ, người thủ quỹ, người giữ xe khách viếng v.v…
– Chuẩn bị cơm nước hang ngày để Thầy cúng cơm cho hương linh, làm theo sự dặn dò của Thầy
VI. Lễ động quan và di quan
– Chuẩn bị 2 bình bông, 2 dĩa trái cây, nước trà, rượu, nhang, 2 bộ tam sên, 2 cặp đèn cầy, ít giấy tiền vàng bạc. 1 bộ cúng cáo đầu lộ, 1 bộ cúng huyệt hoặc đài hòa táng.
– Cúng cao đầu lộ ( thầy cúng trước khi động quan)
– Làm lễ truy điệu và đọc lời cảm tạ ( Cán bộ công nhân viên chức nhà nước)
– Lễ bái quan: Anh em đạo tỳ làm lễ bái quan.Gia chủ đặt tiền thưởng trên đầu áo quan, nhiều ít tùy vào điều kiện kinh tế gia đình
– Khi động quan, di quan: thầy đi trước, tới người cầm lư hương, tiếp theo là di ảnh và bài vị đi ngang hàng, tiếp theo là áo quan, con cháu đi sau, tiếp theo là bà con tiến đưa.
– Di quan ra khỏi nhà rồi quay đầu lại lạy chào từ biệt 3 lần, người cầm lư hương, di ảnh cũng quay lại theo áo quan hướng mặt vào nhà cúi chào 3 lần rồi đi. Đi 1 đoạn xá them lần nữa chào bà con lối xóm chào khách tiễn đưa lần cuối.
– Khi đến nơi an táng: tang chủ chuẩn bị đồ cùng để Thầy làm lễ lần cuối và cúng đất đai xin phép hạ huyệt.
– An tang hoặc hỏa táng sau đó thầy rước vong về nhà hoặc chùa
Kết thúc Lễ Tang.